Bạn đau đầu khi phải vệ sinh ghế sofa vì vết bẩn cứng đầu và mất thời gian. Đừng lo, bài viết sau đây sẽ gợi ý cho bạn cách vệ sinh ghế sofa đơn giản nhất.
Sofa là thứ rất dễ bám bẩn và là nơi ẩn náu của nhiều vi khuẩn có hại; và một khi chúng bị bám bẩn thì rất khó để mà làm sạch. Làm thế nào để làm sạch sofa hiệu quả? Cùng tham khảo cách vệ sinh ghế sofa đơn giản nhất nhanh chóng ngay tại nhà qua bài viết dưới đây nhé!
Khi nào cần vệ sinh ghế sofa
Ghế sofa là thứ dễ bị bụi bẩn và lông thú cưng dính vào, chúng làm mất đi tính thẩm mỹ cũng như giá trị của bộ bàn ghế sofa. Nhưng không phải vết bẩn nào bạn cũng có thể tự xử lý tại nhà bởi có những vết bẩn bạn càng cọ rửa chúng càng lan sang những nơi khác khiến vết bẩn cứng đầu nay còn cứng đầu hơn.
Bạn chỉ nên tự vệ sinh sofa trong những trường hợp sau:
-
Các vết bám bẩn trên sofa mới xuất hiện.
-
Có nhiều bụi đất bám lên bề mặt của sofa.
-
Biết được nguyên nhân gây ra những vết bẩn cứng đầu.
-
Những vết bẩn có thể làm sạch mà không ảnh hưởng tới những nơi khác của ghế sofa.
-
Chất liệu của sofa nhà bạn có thể giặt bằng loại nước tẩy rửa nào và loại nào có thể dùng mà không làm hư hại đến chất lượng của ghế.
Dù có thể tự vệ sinh tại nhà nhưng theo các chuyên gia nội thất thì ghế có chất liệu, cường độ sử dụng, vị trí bố trí mà sẽ có tần suất vệ sinh khác nhau, không nên vệ sinh quá nhiều tránh ảnh hưởng tới chất lượng của ghế và cũng không nên vệ sinh quá ít để đảm bảo sức khỏe và bảo vệ làn da khỏi những tác nhân gây hại.
Tần suất vệ sinh bàn ghế sofa hợp lý như sau:
-
Tự vệ sinh ghế tại nhà khoảng 1 tháng/lần.
-
Nếu gia đình bạn ít sử dụng ghế sofa thì tần suất vệ sinh có thể từ 2-3 tháng/lần.
-
Nên sử dụng dịch vụ vệ sinh sofa tại những cơ sở chuyên nghiệp, uy tín tối thiểu 1-2 lần/năm.
Sai lầm phổ biến khi vệ sinh ghế sofa
Hướng dẫn trước khi vệ sinh ghế sofa tại nh?
Đa số các mẫu ghế sofa đều được nhà sản xuất nêu rõ những phương pháp vệ sinh phù hợp ở mặt sau hoặc đáy của ghế.
Hiểu về chỉ dẫn của nhà sản xuất trước khi vệ sinh ghế sofa
Khi bắt tay vào vệ sinh ghế sofa bạn cũng nên tìm hiểu kỹ về chiếc sofa mà gia đình mình đang sử dụng để hiểu rõ về nguyên liệu sao cho chọn chất tẩy rửa phù hợp cũng, ngoài ra các mẫu ghế sofa đều có các ký hiệu mà ít ai để ý. Dưới đây là bảng mã chi tiết:
-
W (Water): Ký hiệu này cho thấy bạn có thể vệ sinh ghế sofa tại nhà bằng nước.
-
S (Solvent): Chữ S này có nghĩa là bạn cần vệ sinh ghế sofa của bạn bằng các dung dịch làm sạch không chứa nước hoặc dung môi giặt khô để không làm phai màu vải và tránh bị co rút bề mặt.
-
WS hoặc SW: Tức là bạn có thể làm sạch sofa bằng dung môi giặt khô hoặc bằng nước sạch thông thường. Nhưng phải chú ý vì sẽ có hiện tượng vải bị phai màu hoặc bị co rút. Do đó bạn cần kiểm tra cẩn thận trước khi tiến hành thực hiện.
-
X (Chỉ làm sạch chuyên nghiệp): Với loại ghế này thì bạn không nên tự vệ sinh bàn ghế sofa tại nhà, lời khuyên cho bạn là nên sử dụng các dịch vụ làm sạch sofa chuyên nghiệp, uy tín bởi chúng khó làm sạch được ngay cả với các hóa chất chuyên dụng.
Phân loại vết bẩn
Mỗi một vết bẩn sẽ có những cách vệ sinh khác nhau để đảm bảo được chất lượng cũng như tuổi thọ của bộ ghế sofa. Bạn cần phân loại các vết bẩn, có thể kể đến một số loại phổ biến như sau:
Vết bẩn thông thường, chẳng hạn như bụi bẩn, lông thú cưng, nước chấm,… chúng dễ dàng tẩy rửa và làm sạch bằng nước hay xà phòng.
Vết bẩn cứng đầu khó bay màu như dầu mỡ, mực viết,.. những loại này bạn chỉ có thể dùng hóa chất chuyên dụng mới có thể dễ làm sạch và lưu ý là bạn chỉ nên làm sạch tại những vùng bị bám bẩn thôi nhé.
Cách vệ sinh ghế sofa theo từng chất liệu
Với mỗi chất liệu sẽ có những đặc tính khác nhau do đó cách vệ sinh cũng cần được chú ý
Ghế sofa da
Ghế sofa da có khả năng thấm hút cao và độ giãn nở tốt, nếu không biết cách vệ sinh chúng thì tuổi thọ cũng như chất lượng của ghế bị ảnh hưởng rất nhiều.
Để bắt tay cho việc vệ sinh ghế sofa da bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây:
-
Các dụng cụ cần có: Miếng bọt biển, bàn chải đánh răng, khăn vải mềm.
-
Loại chất tẩy rửa phù hợp: Baking soda, chanh, giấm, rượu cất, bột cream, dung môi isopropyl alcohol.
Nguyên liệu đã chuẩn bị xong, giờ cùng nhau bắt tay vào thực hiện thôi. Đầu tiên bạn cần làm sạch ghế bằng khăn ẩm, dùng khăn vải mềm thấm dung dịch vệ sinh phù hợp và bắt đầu lau sạch trên bề mặt.
Tiếp đến bạn dùng khăn sạch thấm dung dịch vệ sinh hoặc xà phòng để lau sạch phần chân ghế và khung ghế, và cuối cùng thoa dung dịch dưỡng bóng lớp da ghế. Như vậy, chúng ta đã vệ sinh xong ghế sofa bằng da rồi.
Ghế sofa vải
Vệ sinh ghế sofa vải một cách nhanh chóng
Đây là loại ghế sofa được nhiều gia đình lựa chọn bởi chất lượng tốt, có tính thẩm mỹ và giá cả rất hợp lý. Tuy nhiên sofa vải không chống thấm nên dễ bị bám bẩn và khó làm sạch với những vết bẩn cứng đầu.
Để vệ sinh ghế sofa vải chúng ta cần chuẩn bị máy hút bụi, khăn vải mềm, máy làm khô (nếu có), giấm, xà phòng, nước sạch, các dung dịch vệ sinh ghế sofa vải.
Các bước thực hiện như sau: trước hết bạn hút sạch những bụi bẩn bằng máy hút bụi và dùng khăn ẩm lau thật sạch. Kế đến dùng khăn mềm thấm xà phòng để lau, sau đó lấy khăn sạch lau đi lau lại nhiều lần để loại bỏ bọt khí xà phòng. Và cuối cùng để ghế khô tự nhiên hoặc dùng máy làm khô để làm khô nhanh chóng.
Ghế sofa nỉ
Ghế sofa nỉ cũng được xem là đồ nội thất phổ biến trong các căn hộ có thiết kế mang phong cách hiện đại. Tuy nhiên nó cũng là vấn đề gây nhức nhối của nhiều người khi không biết cách vệ sinh sao cho đúng cách.
Bạn có thể tìm mua những hóa chất làm sạch chuyên dụng tại các cửa hàng bán lẻ hóa chất hoặc một số sản phẩm có sẵn tại nhà như sau: xà phòng hoặc nước rửa chén, giấm trắng, rượu trắng.
Trước hết bạn sử dụng máy hút bụi để hút sạch toàn bộ bụi bẩn bám trên ghế sofa. Sau đó bạn dùng khăn mềm thấm giấm trắng hoặc rượu trắng sau đó lau sạch các vết bẩn. Sau khi đã xong bạn tiến hành dùng máy sấy khô hoặc để ghế khô tự nhiên.
Ghế sofa bọc simili
Ghế sofa bọc simili là ghế sofa có lớp bọc trên bề mặt bằng da simili, chúng có tác dụng thay thế cho da thật và lớp trên cùng là 1 – 2 lớp nhựa PVC, ở dưới là 1 tấm vải lót làm bằng sợi polyester giúp da không bị co giãn quá mức.
Điều đầu tiên bạn cần làm đó là làm sạch bề mặt cần vệ sinh, tiếp đến dùng khăn mềm thấm xà phòng và lau toàn bộ mặt ghế. Cuối cùng là lau lại bằng khăn khô, lặp lại các động tác đến khi ghế sofa sạch hoàn toàn.
Sai lầm phổ biến khi vệ sinh ghế sofa
Trong quá trình vệ sinh ghế sofa, nhiều người hay gặp phải những sai lầm khó tránh khỏi phổ biến. Việc không phân loại vết bẩn để từ đó tìm ra phương pháp và cách vệ sinh hợp lý là điều mà không phải ai cũng làm được.
Tiếp đến là sau khi vệ sinh ghế sofa xong, nhiều người không phủ bóng hay không dùng lớp dưỡng, việc này giúp ghế được sáng bóng, bền đẹp và bảo vệ ghế khỏi bụi bẩn tốt hơn.
Một trong những nguyên nhân khiến ghế nhanh hỏng đó chính là sau khi giặt ghế sofa xong họ sẽ đem phơi ở nơi có ánh nắng gay gắt. Nhiệt độ cao sẽ khiến bề mặt ghế bị rạn nứt, phồng rộp, gây mất đi tính thẩm mỹ cũng như giá trị của sản phẩm.
Mẹo để ghế sofa luôn sạch thơm
Một số mẹo nhỏ giúp sofa luôn thơm
Một số mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp ghế sofa nhà bạn luôn bền đẹp, sạch bong sáng bóng và thơm tho như mới, hãy cùng áp dụng nha: Với những vết bẩn mới bạn cần dùng khăn ẩm lau sạch chúng ngay lập tức.
Bạn cũng cần thường xuyên hút bụi ghế hàng ngày, ngoài những bụi bẩn có thể nhìn thấy hay lông thú cưng thì những bụi bẩn vô hình là những nguyên nhân khiến ảnh hưởng đến hệ hô hấp cũng như làn da của chúng ta.
Trước khi mua sofa, bạn nên cân nhắc xem nó có thể tách rời giữa phần vỏ và phần đệm lót không, việc tháo rời dễ dàng mang đi vệ sinh mà không cần tốn quá nhiều công sức.
Hay một số cách giúp loại bỏ mùi hôi cực kỳ hiệu quả như: dùng máy sấy để sấy khô, đặt vài gói hút ẩm ở dưới đệm, nhỏ vài giọt tinh dầu vào đệm. Những mẹo này tuy nhỏ nhưng mà có võ đó nha các chị em.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết nhất về cách vệ sinh ghế sofa đơn giản nhất tại nhà cũng như một số mẹo nhỏ giúp ghế luôn thơm. Hy vọng với chia sẻ trên sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian vệ sinh ghế sofa và có những giây phút thoải mái, tận hưởng bên chiếc ghế yêu thích nhé!